Khi thầy cô bị... bắt nạt
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với ông Philippe Tougeron ( người Pháp, 61 tuổi) cùng cô con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1).Cả 2 đã có chuyến đi từ nước Pháp xa xôi, đến với đất nước Việt Nam, nơi mà ông Philippe đã nhận nuôi chị Oriane cách đây 30 năm về trước, để thực hiện 1 điều đặc biệt, đó là tìm mẹ ruột cho con. Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về người mẹ.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề thợ may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, khi mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg.Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: "Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường".Sau đó không lâu, bé gái đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime, hiện tại Maxime đã tìm kiếm được cha mẹ ruột của mình.Ông Philippe cho biết 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông, khiến ông hạnh phúc. Bây giờ, để niềm hạnh phúc được trọn vẹn hơn với con mình, ông đã dẫn cô con gái mà 30 năm trước vợ chồng ông nhận nuôi về lại TP.HCM, tìm mẹ ruột cho con với một câu hỏi cần lời giải đáp "Người mẹ ấy giờ đang ở đâu?"Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương).Apple sắp đạt thỏa thuận đưa ChatGPT lên iPhone
Chúng ta của 8 năm sau (đạo diễn: Bùi Tiến Huy, biên kịch: Thu Thuỷ - Khánh Hà, đang phát trên VTV3) là phim thứ 2 Khôi Trần tham gia cùng VFC, sau Tiệm ăn của dì ghẻ (2020), nhưng đánh dấu lần đầu nam diễn viên ra Bắc "đóng đô" để đồng hành cùng đoàn phim suốt thời gian 4 tháng.
UBND TP.HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT về tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Nhờ kính hiển vi phẫu thuật phóng đại mô tinh hoàn, bác sĩ sẽ rà soát toàn bộ mô tinh hoàn để tìm những chỗ còn ống sinh tinh có tinh trùng. Sau đó tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, theo Boldsky.
Ngày 7.2, lãnh đạo Công an H.Cam Lâm cho biết, lực lượng chức năng đang có mặt bảo vệ hiện trường, phân luồng giao thông sau vụ ô tô tải tông vào dải phân cách xảy ra trên địa bàn.Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 30 cùng ngày, xe ô tô tải BS: 36C - 39.xxx do ông P.V.S (35 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) điều khiển chạy trên quốc lộ 1 hướng bắc - nam.Khi tới đoạn qua thôn Phú Bình 2 (xã Cam Tân, H.Cam Lâm), xe ô tô tải bất ngờ tông vào dải phân cách, lật chắn ngang đường. Hậu quả vụ tai nạn khiến phụ xe đi cùng tử vong tại chỗ (công an đang xác minh danh tính), ông P.V.S bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu.Tại hiện trường, ca bin xe ô tô tải biến dạng, chắn ngang đường khiến giao thông bị ách tắc. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
U.23 Uzbekistan thong dong vẫn thắng dễ, Malaysia sẽ ‘soi’ kỹ U.23 Việt Nam ‘đá đấm’ thế nào!
Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (giữ nguyên).Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng (tăng 2 - 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thởÔ tô: 6 - 8 triệu đồngXe máy: 2 - 3 triệu đồngVượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thởVượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thởLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 - 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô.Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 - 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, "có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn" là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu.